Cảnh báo: Đang thấy mưa gió lớn, bỗng trời yên biển lặng thì tuyệt đối người dân KHÔNG ra khỏi nhà – TẠI SAO?

Khoảng lặng trong cơn bão là “cái bẫy” đáng sợ vì không có nghĩa là cơn bão đã đi qua. Vì vậy, người dân vẫn cần ở yên trong nhà hoặc nơi tránh bão.

Ngày 22/7/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Cảnh báo: Đang thấy mưa gió lớn, bỗng trời yên biển lặng thì tuyệt đối người dân KHÔNG ra khỏi nhà – TẠI SAO?”. Nội dung như sau:

Hôm nay (22/7), bão số 3 Wipha sẽ đổ bộ vào đất liền từ Hải Phòng đến Thanh Hóa với gió mạnh ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 130mm.

Ở đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Cô Tô cấp 8, giật cấp 11; Cát Bà (đặc khu Cát Hải) cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông cấp 9, giật cấp 12; Bãi Cháy cấp 8, giật cấp 9; Quảng Hà cấp 8; Tiên Yên cấp 7, giật cấp 9; trạm Thái Bình cấp 7, giật cấp 8; Móng Cái cấp 6, giật cấp 9; Phủ Liễn cấp 6, giật cấp 8;…

Đường đi dự kiến của báo Wipha (Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai)

Đến 4h hôm nay (22/7), vị trí tâm bão cách Quảng Ninh khoảng 140km, cách Hải Phòng 70km; cách Hưng Yên khoảng 80km, cách Ninh Bình khoảng 100km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 13; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h.

Trong 12 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Nam, 10-15km/h. Đến 16h cùng ngày, vị trí tâm bão trên đất liền từ Hải Phòng đến Thanh Hoá với sức gió cấp 8, giật cấp 10; và suy yếu trên khu vực biên giới Việt – Lào.

Chia sẻ trong buổi Livestream trên trang cá nhân vào tối 21/7, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy có 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về giảm thiểu rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và sinh kế, đã đưa ra lời cảnh báo tới người dân.

Đó là khi tâm bão đi vào đất liền, chúng ta sẽ cảm nhận thấy một khoảng lặng, ngừng mưa, ngừng gió. Đây là “cái bẫy” đáng sợ vì không có nghĩa là cơn bão đã đi qua. Vì vậy, khi thấy thời tiết tốt hơn sau bão, người dân vẫn cần ở yên trong nhà hoặc nơi tránh bão.

Thời điểm gió lặng sau cơn bão là gì?

Thực chất, khoảng lặng chính là lúc chúng ta đang ở tâm bão. Tâm bão hay mắt bão là một khu vực tương đối yên tĩnh nằm ngay tại trung tâm của hệ thống bão. Trái với suy nghĩ của nhiều người, khi mắt bão quét qua không phải là thời điểm nguy hiểm nhất.

Mắt bão là tâm bão và đường kính của nó dao động từ 20-30 km, thậm chí là 1.000 km

Bão Wipha so với Yagi hồi năm ngoái là không bằng, nhưng phải rất lưu ý hiện tượng gió mạnh cục bộ có thể xảy ra theo dải hẹp cách xa tâm bão có thể tới hàng trăm cây số. Gió mạnh cục bộ chỉ xảy ra trong quãng ngắn khoảng 10 đến 15 phút nhưng cấp gió lớn có thể làm tốc mái tôn và đổ cây cối.

Bão thực chất là khối không khí xoay tròn với vận tốc cao, hoạt động trong phạm vi khá lớn, đường kính có thể lên tới 1.000 km. Mắt bão là tâm bão, áp suất không khí ở đó rất thấp, với đặc trưng là gió lặng, luồng không khí đi xuống chiếm ưu thế và không có mây. Thời tiết nói chung là êm ả so với phần còn lại của cơn bão.

Khi mắt bão đi qua thường sẽ tĩnh lặng hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ,đây chỉ là tình trạng tạm thời nhưng nó luôn khiến mọi người có cảm giác như cơn bão đã qua và chủ quan. Khi gió lặng, có nghĩa là chúng ta đang ở trong mắt bão và một nửa cơn bão vẫn chưa đi qua khu vực đó. Phần sau của cơn bão cũng có những rủi ro tương tự như phần trước và trong một số trường hợp, nó có thể nguy hiểm hơn.

Bão số 3 (Wipha) chưa vào đất liền, hàng trăm nhà dân ở Thanh Hóa đã bị tốc mái do dông lốc

Vì vậy, người dân cần đợi đến khi nhận được thông tin rằng cơn bão đã hoàn toàn qua đi mới có thể ra khỏi nhà.

Một rủi ro lớn khác mà nhiều người có thể không cân nhắc đến là việc mắt bão thay đổi chu kỳ. Đường kính của mắt bão có thể thay đổi đột ngột, khiến mọi thứ trong khu vực đó có nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

Ở cường độ bão cực đại, mắt bão có thể co lại nhỏ hơn nhiều so với trước đây, vì áp suất khiến bão di chuyển gần tâm bão hơn. Độ ẩm và động lượng có thể làm yếu thành mắt bão, dẫn đến gió mạnh, gây thiệt hại lớn.

Vì vậy, khi bạn thấy mình ở trong tâm bão, hãy làm theo khuyến cáo của các chuyên gia và ở trong nhà. Mặc dù mọi thứ có vẻ bình lặng, vẫn có khả năng bạn có thể gặp nguy hiểm. Hãy ở trong nơi trú ẩn cho đến khi bạn nhận được cảnh báo chính thức rằng cơn bão đã qua.

Cùng ngày, báo Đời sống pháp luật đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bão số 3 đổ bộ vào nước ta: Nguy hiểm rình rập các tỉnh thành này, cần đặc biệt chú ý trong và sau bão”. Cụ thể như sau:

Hồi 07h sáng nay ngày 22/7, tâm bão số 3 ở khoảng 20,2°N; 106,7°E (ven bờ các tỉnh Hải Phòng – Ninh Bình). Sức gió mạnh nhất cấp 9 (75–88km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng sớm 22/7 đến ngày 23/7, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm.

Các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 70-150mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Cảnh báo lũ trên các sông ở khư vực Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An:

Mực nước trên các sông thuộc hệ thống sông Hồng – Thái Bình, sông Mã (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An) có dao động và ở dưới mức báo động (BĐ)1.

Từ nay (22/7) đến ngày 25/7/2025, trên các sông ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An xuất hiện 01 đợt lũ, biên độ lũ lên trên các sông từ 3-5m.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, các khu đô thị thuộc Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 1.

Lũ trên các sông, suối có thể gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế-xã hội.

Trong ít giờ tới, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên sườn dốc, suối nhỏ tại:

Phú Thọ: An Bình, Lạc Thủy, Mai Hạ, Yên Trị; An Nghĩa, Bao La,Cao Phong, Đại Đồng, Dũng Tiến, Hợp Kim, Kim Bôi,Lạc Lương, Lạc Sơn, Liên Sơn, Lương Sơn, Mai Châu,Mường Thàng, Nật Sơn, Ngọc Sơn, Pà Cò, Quy Đức,Quyết Thắng, Tân Lạc, Tân Mai, Tân Pheo, Thượng Cốc,Yên Thủy

Thanh Hóa: Luận Thành, Như Thanh, Sao Vàng, Thạch Quảng, ThọBình; Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Tú, CẩmVân, Công Chính, Đồng Lương, Giao An, Hiền Kiệt,Hóa Quỳ, Hồi Xuân, Hợp Tiến, Kiên Thọ, Lam Sơn,Linh Sơn, Lương Sơn, Mậu Lâm, Minh Sơn, Ngọc Lặc,Ngọc Liên, Ngọc Trạo, Nguyệt Ấn, Như Xuân, Phú Lệ,Phú Xuân, Quan Sơn, Quang Chiểu, Quý Lương, SơnĐiện, Tam Lư, Tân Thành, Tây Đô, Thạch Bình, ThạchLập, Thắng Lộc, Thanh Kỳ, Thanh Phong, Thanh Quân,Thành Vinh, Thiên Phủ, Thiết Ống, Thọ Lập, ThượngNinh, Thường Xuân, Trung Hạ, Trung Lý, Trung Sơn,Trường Lâm, Vân Du, Văn Nho, Vạn Xuân, Xuân Bình,Xuân Du, Xuân Thái, Xuân Tín, Yên Phú, Yên Thọ.

Nghệ An: Chiêu Lưu, Đông Hiếu, Huồi Tụ, Hữu Kiệm, MườngLống, Na Ngoi, Nậm Cắn, Nghĩa Hưng, Nghĩa Khánh, P.Tây Hiếu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Tam Hợp, Tam Thái,Tân Kỳ, Tri Lễ; Anh Sơn, Anh Sơn Đông, Bắc Lý, BìnhChuẩn, Cam Phục, Cát Ngạn, Châu Bình, Châu Hồng,Châu Khê, Châu Lộc, Châu Tiến, Con Cuông, GiaiXuân, Hùng Chân, Hữu Khuông, Keng Đu, Lượng Minh,Mậu Thạch, Minh Hợp, Mường Chọng, Mường Ham, Mường Quàng, Mường Típ, Mường Xén, Mỹ Lý, NaLoi, Nga My, Nghĩa Đàn, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hành,Nhân Hòa, Nhôn Mai, P. Thái Hòa, Quỳ Châu, TamQuang, Tân An, Tân Phú, Thành Bình Thọ, Thông Thụ,Tiên Đồng, Tiền Phong, Vĩnh Tường, Yên Hòa, Yên Na,Yên Xuân.

Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia

Về ứng phó gió mạnh ven biển, sóng và nước dâng:

Quảng Ninh: Phường: Bãi Cháy, Hà Tu. Hồng Gai, Hạ Long, Móng Cái 1,2,3; Đặc khu Cô Tô và Vân Đồn.

Hải Phòng: Đặc khu Bạch Long Vỹ; Đặc khu Cát Hải, Phường: Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn và các xã: Kiến Thụy, Tiên Lãng.

Ninh Bình: 15 xã ven biển gồm Xã Giao Minh, Xã Giao Hoà, Xã Giao Phúc, Xã Giao Hưng, Xã Giao Bình, Xã Giao Ninh, Xã Hải Hưng, Xã Hải Quang, Xã Hải Tiến, Xã Hải Xuân, Xã Hải Thịnh, Xã Rạng Đông, Xã Nghĩa Lâm, Xã Kim Đông, Xã Bình Minh; Đê kè Cồn Tròn đoạn từ K20+000 – K21+633; đê biển Hải Hậu; Đê kè Cồn Tròn, Hải Thịnh II, Hải Thịnh III.

Hưng Yên: Xã Thái Thụy và xã Tiền Hải.

Thanh Hóa: 16 xã khu vực mép nước bao gồm các xã Nga An, Tân Tiến, Vạn Lộc, Hoa Lộc, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Sầm Sơn, Nam Sầm Sơn,Quảng Ninh, Quảng Bình, Tiên Trang, Ngọc Sơn, Tân Dân, Hải Lĩnh, Tĩnh gia, Hải Bình và Nghi Sơn.

Dự báo đường đi của bão số 3. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia

Khu vực Hà Nội:

Qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết phát hiện thấy vùng mây đối lưu tiếp tục phát triển và gây mưa cho khu vực Đoài Phương, Yên Xuân, Hoà Lạc, Hương Sơn, Đại Xuyên, Phú Xuyên, Chuyên Mỹ, Ứng Hoà, Ba Vì, Yên Bài của thành phố Hà Nội.

Trong khoảng từ 30 phút đến 3 giờ tới, vùng mây này tiếp tục gây mưa cho các khu vực trên, sau đó sẽ lan sang các phường/xã khác của thành phố Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *